Bài viết "Văn hóa biết xấu hổ" đăng trên tờ New York Times của tác giả Nicholas Kristof thêm một lần nữa khiến các bậc phụ huynh của các nước phải tò mò và ghen tị với các em bé mầm non tại Nhật.
Ngồi trong nhà hàng, thay vì nghịch ngợm lọ muối, lọ tiêu, mè nheo đòi ăn kem giữa mùa hè nóng lực, trẻ con ở Nhật cực kỳ ngoan ngoãn, nguyên tắc. Chứng kiến những điều đặc biệt ấy, Kristof quyết định học cách dạy con của người Nhật Bản.
Vào một ngày, cậu con trai 5 tuổi của Kristof - tên bé là Gregory, nhặt được một đồng xu mệnh giá 100 yen (khoảng 22 nghìn tiền Việt) trên sân chơi, đây là cơ hội để ông bố này dạy con cách trung thực của người Nhật, Kristof đã đưa cậu bé đến đồn cảnh sát để báo cáo.
Viên cảnh sát hỏi:
- Cháu nhặt được đồng xu này ở đâu?
- Hôm qua ạ! (Gregory trả lời)
- Lúc mấy giờ?
Hai bố con không thể nhớ rõ lúc đó chính xác là mấy giờ, và họ quyết định đưa ra thời gian ước chừng là 5:50 chiều.
Anh cảnh sát tiếp tục hỏi vị trí chính xác mà cậu bé nhặt được đồng xu ấy. Sau đó, anh gọi điện đến một nơi có vẻ như văn phòng trung tâm để báo cáo tỉ mỉ về cậu bé vừa nộp 100 yên. Tiếp đó, viên cảnh sát gắn số tài khoản quản lý đồng xu bị đánh rơi này và quay sang khen ngợi cậu bé, viên cảnh sát này cũng không quên nhắc 2 bố con "có thể đến nhận đồng xu sau 6 tháng nếu không có ai đến nhận".
Thật bất ngờ, viên cảnh sát đã dùng 30 phút để xử lý vấn đề này, người Tây có thể coi đây là một sự lãng phí thời gian không đáng có, thế nhưng người Nhật lại coi đó là một sự đầu tư lớn cho lòng trung thực.
Người bố cho hay, đây thực sự là một ý tưởng hay, nhưng mọi việc thì không đơn giản như vẫn nghĩ...
Ba ngày sau, cậu bé Gregory đi bộ gần nhà và tiếp tục nhặt được một đồng xu 10 yên trong bụi cây. Cậu bé đề nghị"Chúng ta hãy đi đến đồn cảnh sát!", khuôn mặt tràn đầy phấn khích.
Lúc này, cha cậu bé nghĩ rằng: "Viên cảnh sát đã rất kiên nhẫn ở lần đầu tiên, nhưng lần thứ hai có lẽ sẽ không như vậy". Và thật may mắn, ngay tại thời điểm đó, trường mầm non của Gregory đang có chương trình từ thiện giúp đỡ người nghèo, đặc biệt số tiền phải là tiền của bọn trẻ, không phải xin tiền của bố mẹ.
Phunuonline
Kristof nói với con rằng con có thể bỏ đồng xu đó để quyên góp cho người nghèo, cậu bé tỏ ra khó hiểu khi khi đột nhiên cậu có thể cho đi đồng xu mà vốn không phải của cậu. Một lần nữa, Kristof bắt đầu nhận ra rằng những giá trị của người Nhật để có thể áp dụng thì có thể khó khăn hơn ông nghĩ.
Và điều bất ngờ hơn cả, sau hơn 6 tháng kể từ ngày cậu bé Gregory đến nộp đồng 100 yên cho cảnh sát thì đã đến ngày bố con Gregory trở lại đây để kiểm tra lại số tiền. Cảnh sát kiểm tra lại hồ sơ và nói rằng "Không có ai nhận lại số tiền đó" và trao cho cậu bé cùng một lời khen ngợi trung thực. Khuôn mặt của Gregory lúc đó rạng rỡ tột cùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét